Giáo sĩ cực đoan Ahmad Musa Jibril được cho là có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến Khuram Butt, một trong 3 nghi phạm tấn công khủng bố London tối 3/6. Ảnh: Metro
Bất chấp việc nhiều người dùng thông báo về nội dung độc hại, Google vẫn từ chối gỡ bỏ các video tuyên truyền của giáo sĩ cực đoan Ahmad Musa Jibril trên YouTube. Musa Jibril được cho là người có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến Khuram Butt, công dân Anh gốc Pakistan, 27 tuổi, một trong 3 nghi phạm tấn công khủng bố London cuối tuần trước.
Các video có nội dung kích động thù hận, bạo lực và khủng bố của giáo sĩ Musa Jibril hiện vẫn tồn tại trên kênh YouTube. Chúng thường thu hút đông đảo người xem, trong đó có video được 1,5 triệu lượt người xem.
Theo các nhà điều tra độc lập, vị giáo sĩ cực đoan có quan hệ với các tay súng ngoại quốc ở Syria.
Một người quen của nghi phạm Butt tiết lộ: "Anh ta (Butt) thường xuyên nghe Musa Jibril rao giảng. Tôi đã thử nghe một số video đó và thấy chúng có nội dung rất cực đoan. Tôi thấy ngạc nhiên là tại sao những thứ như thế vẫn còn tồn tại trên YouTube và rất dễ tiếp cận. Tôi đã gọi điện tới đường dây nóng chống khủng bố (của chính phủ Anh). Tôi đã nói chuyện với một quý ông về cuộc trò chuyện giữa tôi với Butt và tại sao tôi nghĩ anh ta đã kích động".
Trong khi đó, Google giải thích lí do không gỡ bỏ các video của giáo sĩ Musa Jibril là vì chúng không vi phạm các quy định của YouTube. Dẫu vậy, hãng không gắn quảng cáo vào những video này, dù chúng thu hút rất đông người xem.
Nhiều chính trị gia ở đảo quốc sương mù đã lên tiếng chỉ trích Google. Yvette Cooper, một nghị sĩ của Công đảng Anh bày tỏ sự thất vọng khi các nội dung cực đoan, khủng bố vẫn còn tồn tại trên chuyên trang chia sẻ video của hãng.
Ngay sau các vụ tấn công tối 3/6, Thủ tướng Anh Theresa May cũng lên tiếng công kích các công ty Internet đã "không hành động đủ" để ngăn chặn các nguy cơ. "Việc bảo đảm Internet không phải là nơi an toàn đối với bọn khủng bố cũng như đối phó với chủ nghĩa cực đoan trên mạng là các vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay", bà May nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn mới đây trên truyền hình.
Tuấn Anh(Theo Metro, Sky News)
Alphabet, công ty mẹ của Google được cho là vẫn thu lãi khủng bất chấp làn sóng tẩy chay quảng cáo trên YouTube của các thương hiệu lớn.
" alt=""/>Google làm ngơ trước các video kích động khủng bố trên YouTubePV ICTnews dùng chiếc Galaxy S8+ chính hãng được hơn một tháng, trước đó đã dùng Galaxy S8 phiên bản Hàn Quốc trong khoảng hơn hai tuần. Để kết luận nhanh, xin trả lời liền câu hỏi ở tựa bài, thì đây là một chiếc điện thoại đáng mua nếu bạn có đủ tiền. Chiếc máy đã được bán dưới giá niêm yết, thậm chí có cả máy cũ và hàng xách tay để lựa chọn. Không ai có thể phủ nhận bộ đôi smartphone của Samsung nằm trong số ít những smartphone Android tốt nhất hiện nay, thể hiện qua số lượng máy bán ra lẫn đánh giá của các chuyên gia và người dùng.
Tuy vậy, chiếc máy vẫn còn những thứ cần khắc phục để tiến tới mức tốt nhất. PV ICTnews sẽ nêu những hạn chế của máy trước khi nói về những thứ hài lòng.
Chẳng hạn, điểm dễ thấy nhất chính là cảm biến vân tay của máy đặt cạnh camera. Do cảm biến vân tay đặt ở lưng máy, khuất tầm nhìn, lại đặt cạnh camera nên người dùng rất dễ chạm nhầm vào camera thay vì chạm vào phần cảm biến để mở máy. PV ICTnews thuận tay trái nên cho đến thời điểm hiện tại nhiều lúc vẫn chạm nhầm vào camera máy thay vì chạm vào cảm biến vân tay. Nếu cảm biến này đặt chính giữa, ngay phía dưới camera có lẽ sẽ tốt hơn.
![]() |
Samsung thường đặt cảm biến vân tay phía trước, và thực tế cho thấy vị trí nút Home là hoàn hảo nhất cho cảm biến vân tay. Tuy nhiên hãng đã lược bỏ phím Home cứng để dành cho màn hình vô cực “đã" mắt, do đó cảm biến vân tay phải dời ra sau lưng. Chắc chắn trong một vài thế hệ kế tiếp, cảm biến vân tay có thể đặt phía trước, ngay trên màn hình cảm ứng - điều khó thực hiện nhưng có thể làm được.
Khắc phục bất tiện kể trên, bạn có thể dùng phương án bảo mật thay thế là nhận diện mống mắt hay nhận diện gương mặt, hay tất nhiên có thể dùng cách gõ mật khẩu hay vẽ hình để mở khoá.
Ngoài điểm bất tiện nhỏ kể trên, Galaxy S8 hầu như rất khó bị soi ra lỗi. Dù làm bằng vật liệu kính gần như toàn bộ bên ngoài máy nhưng việc bám vân tay là chấp nhận được, không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ.
Vì muốn có cảm giác cầm trên tay chân thật nhất, PV ICTnews không dùng vỏ bảo vệ hay dán màn hình máy, do đó cũng ít khi để máy trên mặt bàn mà thường đặt nó lên ví da, hoặc một một bề mặt mềm để không ảnh hưởng máy. Vì vậy chiếc máy hầu như không trầy xước gì sau thời gian sử dụng.
" alt=""/>Hơn một tháng trải nghiệm Galaxy S8: Có nên mua?![]() |
Tối nay, ngày 17/5/2018, tại nhà thi đấu Quận Tây Hồ - Hà Nội, đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi Cuộc đua số 2017 – 2018 với chủ đề “Lập trình xe tự hành” giữa 8 đội thi đến từ 6 trường đại học trên nước gồm: Prototype và đội Winwin Spiral cùng đến từ Đại học FPT; đội UET Fastest đến từ Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; đội MTA_ Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự; các đội DUT Stark và NII của Đại học Bách khoa Đà Nẵng; đội Sophia đến từ Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM; và đội BK-PIF của Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM.
Đêm thi chung kết Cuộc đua số mùa thứ hai do FPT tổ chức có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy.
Ban tổ chức cho biết, trải qua 6 tháng luyện tập và thi đấu tại Cuộc đua số 2017 - 2018, các bạn sinh viên đã từng bước chinh phục các bài toán công nghệ của xe tự hành với mức độ khó tăng dần. Ban đầu, các thí sinh được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo và sau đó được hướng dẫn thực hành trên xe ô tô mô hình có kích thước bằng 1/10 xe thật.
Nếu như ở vòng bán kết, xe do các bạn sinh viên lập trình mới chỉ có khả năng di chuyển trên đường có làn, xác định và tránh được vật cản; nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái và rẽ phải thì đến vòng chung kết, xe của các đội đã có thể đi trên các đường có địa hình phức tạp như có hàng đinh, có vạch kẻ đường hoặc kẻ nét đứt…; ngoài biển rẽ trái, phải xe có thể nhận biết thêm biển dừng lại. Đặc biệt, các biển báo tự động thay đổi ngẫu nhiên qua từng lượt chạy để đảm bảo chính xác khả năng nhận biết biển báo của từng đội.
“Các môn học trong nhà trường hiện phần lớn vẫn chỉ là lý thuyết. Cuộc đua số chính là động lực để bọn em phải tìm hiểu về các công nghệ mới như xử lý ảnh, học sâu, trí tuệ nhân tạo... Dù mới chỉ tham gia trong thời gian ngắn nhưng cuộc thi đã giúp chúng em có được những kết quả ban đầu về xe tự hành. Thời gian qua cả đội đã phải tập trung để cải tiến công nghệ xử lý ảnh của mình, tính toán kỹ lực gia tốc của xe để xe có thể chạy tốt nhất trên địa hình phức tạp. Tuy vẫn còn phải cải thiện và tối ưu công nghệ trong thời gian ngắn trước khi thi nhưng chúng em tự tin có thể hoàn thành hết đề bài mà ban tổ chức đưa ra”, sinh viên Nguyễn Minh Châu, thành viên đội UET Fastest đến từ Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ.
![]() |